Pixar khởi đầu năm 1979 như là nhóm Đồ Họa, trực thuộc hãng Lucasfilm. Lĩnh vực chính của nhóm là phần cứng máy tính. Nhóm được mua lại bởi Steve Jobs – đồng sáng lập Apple vào năm 1986. Studio Pixar đeo đuổi giấc mơ sản xuất phim hoạt hình dài làm bằng máy tính. Vào năm 1995, Pixar phát hành Toy Story, như là một sự khẳng định cho tuyên ngôn này. Công ty Walt Disney mua lại Pixar vào năm 2006.
Năm 1979, George Lucas (cha đẻ của Star Wars và nhiều kỹ thuật âm thanh, hình ảnh cho ngành điện ảnh) mở một xưởng phim hoạt hình, studio này trực thuộc Lucasfilm, có lẽ cảm thấy làm phim hoạt hình không phải là sở trường của mình, Lucas chính thức bán lại xưởng phim này cho Steve Jobs (cực CEO của Apple) với giá 5 triệu đô la, hợp đồng được kí ngày 3/2/1986 và xưởng phim được đổi tên thành Pixar. Khi Steve Jobs mua lại Pixar, xưởng phim này vẫn chỉ là một xưởng nhỏ chưa ai biết đến. Vào năm 1995, Pixar phát hành bộ phim đầu tiên tên là “Toy Story“. Hai nhân vật đồ chơi chính trong phim được lồng tiếng bởi Tom Hanks và Tim Allens, nội dung chính của phim kể về cuộc phiêu lưu của những món đồ chơi của cậu bé Andy.
Thời kỳ hình thành
Ban đầu, Pixar là một công ty phần cứng máy tính cao cấp, sản phẩm chính là Pixar Image Computer, một hệ thống chủ yếu được bán cho các cơ quan chính phủ và y tế. Một trong những nơi mua Pixar Image Computers là Disney Studios đã sử dụng thiết bị này như là một phần của dự án CAPS bí mật của họ, sử dụng máy và phần mềm tùy chỉnh để vẽ hoạt hình 2D một cách tự động hóa, có thể nói đây là một phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên Pixar Image Computer đã không kinh doanh tốt. Trong nỗ lực thúc đẩy doanh thu của hệ thống, nhân viên Pixar John Lasseter – người đã tạo ra các hình ảnh trình diễn ngắn, như Luxo, cố gắng thể hiện những khả năng của thiết bị, đồng thời công bố những sáng tạo của mình tại SIGGRAPH, hội nghị lớn nhất của ngành công nghiệp đồ hoạ máy tính.
Khi doanh số bán máy tính của Pixar tụt giảm đe dọa loại công ty ra khỏi ngành kinh doanh, bộ phận hoạt hình của Lasseter bắt đầu sản xuất quảng cáo hoạt hình bằng máy tính cho các công ty bên ngoài. Những thành công ban đầu bao gồm các chiến dịch cho Tropicana, Listerine và LifeSavers. Tháng 4. 1990, Steve Jobs đã bán bộ phận phần cứng của Pixar, bao gồm tất cả phần mềm công nghệ, phần mềm hình ảnh độc quyền cho Vicom Systems và 18 trong số 100 nhân viên của Pixar. Cùng năm, Pixar chuyển từ San Rafael đến Richmond, California. Trong thời điểm này, Pixar vẫn tiếp tục mối quan hệ với Walt Disney Animation Studios, một studio con của công ty Walt Disney, nơi sẽ trở thành đối tác quan trọng nhất sau này.
Chỉ sau khi xác nhận rằng Disney sẽ phân phối Toy Story cho kỳ nghỉ năm 1995, Steve Jobs mới quyết định cho Pixar một cơ hội khác. Bộ phim đã thu về hơn 350 triệu đô la trên toàn thế giới. Cuối năm đó, Pixar tổ chức chào bán cổ phần lần đầu cho công chúng vào ngày 29 tháng 11 năm 1995 và cổ phiếu của công ty lúc đó có giá 22 Đô la Mỹ mỗi cổ phần.
Sự đổi mới và đột phá trong các bộ phim hoạt hình của hãng phim Pixar
Pixar được thành lập từ những năm đầu tiên của kỷ nguyên dựng phim hoạt hình trên máy tính, công ty khởi đầu với công việc phát triển phần mềm đồ họa máy tính. Một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên của Pixar là Ed Catmull, một huyền thoại trong lĩnh vực đồ họa với công trình giải quyết được 3 vấn đề trong lĩnh vực đồ họa. Ông đã tìm ra cách tạo nên một cỗ máy có thể kết cấu các vật thể và sắp xếp cách vật thể này một cách hợp lý trong không gian 3D.
Catmull được mọi người nhìn nhận với vai trò nhà sáng lập quan trọng nhất của Pixar bởi nếu như không có những thành tựu của ông thì Pixar sẽ không bao giờ có thể biết đến thành công ngày hôm nay, mà sẽ chỉ là một công ty phần mềm nhỏ bé. Quyết định chuyển hướng của Catmull và John Lasseter nhằm vào hoạt hình đã mang tới cho khán giả năm châu một hãng phim hoạt hình danh tiếng được khán giả biết đến với tên gọi Pixar.
Những sai lầm trong quá trình hình thành hãng phim Pixar
Đạo diễn của bộ phim hoạt hình thành công nhất mọi thời đại Toy Story 3 – Lee Unkrich cho biết: “Mắc lỗi là một phần tất yếu để làm cái gì đó tốt. Đó là tại sao mục đích của chúng tôi là mắc lỗi càng sớm càng tốt”. Có thể nói những câu chuyện của Pixar đều bắt đầu từ một loạt các ý tưởng lộn xộn. Ví dụ như bộ phim Wall-E hình thành nên từ một trong những ý tưởng rất đơn giản có từ thời kỳ đầu của lịch sử hãng phim Pixar và sau đó nó cần đến cả một thập kỷ để có thể trở thành một câu chuyện tình yêu của chú rôbốt Wall-E đầy cảm động.
Một trong những người đầu tiên bắt tay vào làm bộ phim Ratatouille là Jan Pinkava (ông được biết đến với vai trò đạo diễn bộ phim ngắn Geri’s Game của Pixar) đã từ bỏ dự án này sau đó Brad Bird quyết định làm lại từ khâu kịch bản, thay đổi hầu như toàn bộ nội dung. Ít ai có thể nói trước về những bộ phim trong tương lại của Pixar bởi sự liên tục thay đổi của những dự án này.
Kịch bản xây dựng và hoàn thiện từ những góp ý nhỏ nhất
Từ những bước đầu tiên là xây dựng kịch bản cho tới ghi âm giọng nói, xây dựng hình ảnh thô và đội ngũ làm phim đều được giám sát bởi nhóm Brain Trust (được lãnh đạo bởi Lasster, Stanton, Docter và Bird) để chắc chắn mọi bộ phim vẫn ổn và sẽ được can thiệp không nhân nhượng để đi đúng định hướng đã đề ra. Những cấp bậc giám sát được chia nhỏ nghĩa là mọi câu chuyện đều được kiểm tra, phông nền và nhân vật đều được tinh chỉnh. Mỗi đội làm phim đều có ít nhất là hàng tuần để họp và đưa ra chi tiết công việc của mình. Vì vậy mà bất kỳ một sai sót nào cũng đều được phát hiện từ sớm và ai cũng có thể đưa ra những đóng góp để phát triển, đặc biệt là các đạo diễn và các nhà lãnh đạo.
Đội ngũ làm phim là một trong những thành phần quan trọng
Mặc dù được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng thế nhưng không có bất cứ sự đảm bảo nào cho thành công của một bộ phim. Đội ngũ làm phim của Pixar luôn quan niệm đừng quá tự tin vào bất cứ sản phẩm nào của mình cũng như không được nghĩ rằng sản phẩm của mình sẽ được hơn 90% ý kiến ủng hộ hay doanh thu được hơn 500 triệu đô la phòng vé.