Series phim Toy Story
- Đạo diễn: John Lasseter
- Nhân vật: Woody, Buzz Lightyear
- Năm sản xuất: tập 1 (1995), tập 2 (1999), tập 3 (2010), tập 4 (2019)
Nhà sản xuất Toy Story là fan cứng của bộ phim kinh dị The Shining. Thảm nhà Andy được vẽ gần như y hệt tấm thảm trong The Shining, thậm chí còn có một phiên bản mashup giữa 2 bộ phim. Tài tử Tom Hanks được tin tưởng giao lồng tiếng cho nhân vật chính Woody. Tuy nhiên, mỗi khi Tom có việc bận , anh trai ông Jim Hanks sẽ đảm nhận công việc lồng tiếng cho nhân vật này.
Các họa sĩ thường lồng ghép hình chuột Mickey trong các bộ phim của Disney và Toy Story không phải ngoại lệ. Hình ảnh chú chuột này xuất hiện ở chiếc đồng hồ treo trong phòng Andy. Người đầu tiên lồng tiếng cho nhân vật Andy là John Morris. Tuy nhiên, anh được chọn để lồng tiếng nhân vật này không phải vì sở hữu giọng nói ấn tượng mà vì niềm đam mê với đồ chơi. Trong buổi casting, John mang rất nhiều đồ chơi đến buổi diễn thử và đã thuyết phục được đạo diễn John Lasseter. Jim Varney – diễn viên lồng tiếng xuất sắc cho chú chó Slinky trong Toy Story 1 và 2 – qua đời sau khi hoàn thành 2 phần phim. Bạn ông, Blake Clark, đảm nhiệm vai lồng tiếng Slinky trong Toy Story 3.
Cả bộ phim Toy Story tốn mất 800.000 giờ thực hiện với 117 máy tính làm việc hết công suất.
Inside out
- Đạo diễn: Andrew Stanton và Lee Unkrich
- Nhân vật: Marlin, Nemo, Dory
- Năm sản xuất: 2003
Đạo diễn Pete Docter cho biết: “Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng có khoảng 21 cảm xúc chính, trong đó bao gồm cả sự khó chịu, coi thường và bối rối. Vì thế, chúng tôi có nhiều lựa chọn để xây dựng các nhân vật cho bộ phim này. Lựa chọn cuối cùng của chúng tôi là năm cảm xúc được xuất hiện nhiều nhất trong tất cả các nghiên cứu”. Khâu tạo hình họa được Ralph Eggleston thực hiện trong năm năm rưỡi và anh chia sẻ: “Đây là quảng thời gian dài nhất anh từng làm cho một bộ phim. Quá trình thực hiện cũng vô cùng khó khăn”.
Các cảm xúc này tập trung tại Headquarters – trung tâm điều khiển bên trong tâm trí Riley, để đưa ra những lời khuyên giúp cô bé vượt qua các tình huống hàng ngày. Riley và bộ sậu cảm xúc đều phải đấu tranh để thích nghi với cuộc sống mới tại San Francisco và những chuyện hỗn loạn đã xảy ra. Mặc dù Vui Vẻ – cảm xúc chính và quan trọng nhất của Riley – luôn cố gắng giữ mọi thứ lạc quan, các nhân vật khác vẫn tiếp tục mâu thuẫn với nhau trong việc tìm ra cách tốt nhất để “đối phó” với ngôi nhà mới, trường mới và thành phố mới.
Up 2
- Đạo diễn: Pete Docter
- Nhân vật chính: Riley Anderson
- Năm sản xuất: 2015
Ra mắt vào năm 2009, Up là bộ phim hoạt hình có đoạn mở đầu bằng nhạc cụ dài gần mười phút được dựng trên nền nhạc “Married Life”. Đến nay, đây là một trong những cảnh quay nổi tiếng nhất của phim hoạt hình Pixar. Đoạn mở đã giúp thiết lập ý tưởng chính của phim về một ngôi nhà lơ lửng với những quả bóng bay, đồng thời khắc họa toàn bộ hành trình bên nhau với những thăng trầm của Carl và Ellie. Chỉ bằng đoạn phim 10 phút, khán giả hiểu được ước mơ của đôi vợ chồng về Thác Thiên Đường và chứng kiến họ già đi cùng nhau cho đến khi “cái chết chia lìa cả hai”.
Các nhà làm phim dự định phân cảnh này sẽ xuất hiện như ký ức nhân vật và chủ yếu dựa vào kỹ thuật hình ảnh với âm nhạc mà không có lời thoại. Sau cái kết buồn của phần mở đầu, khán giả phần nào đồng cảm với Carl và hiểu hơn về chuyến phiêu lưu với bong bóng ở phần sau câu chuyện.
Coco
- Đạo diễn: Pete Docter và Bob Peterson
- Nhân vật: Carl Fredricksen, Russell
- Năm sản xuất: 2009
Mặc dù không thực sự đột phá như Inside Out hay The Incredibles, Coco có những chất dẫn vô cùng hấp dẫn làm tan chảy trái tim, trong việc dẫn khán giả vào một hành trình khám phá ý nghĩa, và giá trị của đam mê và gia đình của cậu bé Miguel – có niềm đam mê nồng cháy với âm nhạc.
Tất cả những gì cậu muốn là âm nhạc, chơi nhạc. Trớ trêu thay, thù ghét âm nhạc cũng là truyền thống của gia đình. Cậu bị cấm tiếp cận nhạc dưới mọi hình thức mà không thực sự hiểu tại sao.
Vào ngày lễ dành cho người chết, cậu bé bất mãn tìm cách đánh cắp chiếc đàn của huyền thoại âm nhạc Mexico Ernesto de la Cruz – cũng là thần tượng của cậu, người đã truyền cảm hứng sống, truyền lửa đam mê, và truyền cả sự dũng cảm chống đối lại gia đình để được sống đúng là con người mình.
Cậu bé Miguel phát hiện ra nỗi buồn đó của người chết, nên hành trình của cậu, từ việc muốn được gia đình ghi nhận đam mê âm nhạc, còn là hành trình thấu hiểu tầm quan trọng của gia đình, của những bức ảnh thờ, của những kí ức đẹp mà vì thời gian, con người sẽ dần dần quên lãng chính người thân, tổ tiên của mình.
Một trong những hình ảnh cảm động nhất phim là khi nhân vật Hector hát ca khúc cuối cùng tiễn biệt người bạn sắp tan biến vì trên trần thế không còn ai nhớ đến nữa.
The incredibles
- Đạo diễn: Pete Docter và Bob Peterson
- Nhân vật: Carl Fredricksen, Russell
- Năm sản xuất: 2017
Tác phẩm là phần tiếp theo của The Incredibles – phim hoạt hình gây sốt năm 2004 của hãng Pixar với doanh thu 633 triệu USD và giải Oscar “Phim hoạt hình xuất sắc”. Câu chuyện xoay quanh một gia đình sở hữu siêu năng lực, gồm người bố Mr. Incredible với sức mạnh phi thường, mẹ Elastigirl có khả năng co giãn cơ thể, chị cả Violet có năng lực tàng hình và sức mạnh từ trường, con trai thứ Dash có siêu tốc độ còn cậu con út Jack-Jack có hàng loạt siêu năng lực.
Trong Incredibles 2, tâm điểm chú ý dồn vào Elastigirl. Theo giải thích của Winston, với năng lực co giãn, cô gây ít tổn thất khi chiến đấu hơn chồng mình – người có siêu sức mạnh. Vì vậy, Elastigirl phù hợp hơn cho chiến dịch thay đổi nhận thức của người dân về siêu anh hùng. Cô trở thành ngôi sao trên báo đài còn Mr. Incredible phải ở nhà chăm sóc ba đứa con.
Như lời một nhân vật trong phim, một người hùng không chăm sóc nổi con cái là người hùng thất bại. Sau 14 năm, sự tiến bộ của công nghệ kỹ xảo khiến Incredibles 2 vượt trội phần trước về mặt hình ảnh. Cảnh này gợi nhớ đến màn cưỡi mô tô của Batman trong loạt phim The Dark Knight lẫn trích đoạn của Spider-Man trên đường ray trong Spider-Man 2.
Ratatouille
- Đạo diễn: Brad Bird
- Nhân vật: Bob Parr, Helen Parr, Violet Parr, Dash Parr, Jack
- Năm sản xuất: 2004
Thành công của bộ phim hoạt hình Ratatouille vừa công chiếu không chỉ cho thấy sức hấp dẫn của phim hoạt hình, vị thế vững mạnh của hãng phim Pixar mà còn chứng tỏ bộ phim không phải phim tiếp theo vẫn có thể dẫn đầu bảng doanh thu cuối tuần.
Không chỉ có cái tên khó nhớ, khó đọc (Ratatouille – phát âm theo kiểu tiếng Pháp là Rát-a-tu-i), Ratatouille còn “thiệt thòi” hơn các phim khác bởi không có “thương hiệu”. Khán giả ngày nay có xu hướng bỏ tiền mua vé xem những bộ phim mà họ quen thuộc, những phim “dây chuyền” ăn khách kéo lê từ phần này sang phần khác hoặc dựa theo các bộ truyện tranh nổi tiếng, trong khi đó, Ratatouille được thực hiện từ một ý tưởng nguyên gốc với kinh phí khá lớn.
Brad nói: “Nhiều người làm phim gia đình đã cố làm cho bộ phim trở nên ngốc ngếch hơn để thiếu nhi dễ hiểu nhưng tôi hoàn toàn phản đối điều đó. Với tôi, nếu bạn làm một bộ phim thật thú vị thì lũ trẻ có hơi thắc mắc một chút cũng không sao. Làm phim quá ngớ ngẩn là xúc phạm bọn trẻ”. Có lẽ vì thế, chú chuột Ramy trong Ratatouille không có dáng đi như người, không có nét đáng yêu như Mickey mà chuyển động hoàn hảo như một con chuột chính cống! Chỉ khác một điều: Ramy chọn cách di chuyển… hai chân, mặc dù trước mặt bầy đàn, cậu vẫn di chuyển như loài gặm nhấm.
Tuy vậy, sau Ratatouille, các rạp chiếu bóng tiếp tục đồng loạt nóng lên với Transformer, một phim hoạt hình dựa theo truyện tranh. Chính vì lẽ đó, dù theo đuổi tôn chỉ “luôn tìm tòi, sáng tạo”, hãng Pixar vẫn nhận lời làm tiếp phần 3 của Câu chuyện đồ chơi. Cuộc chiến chống phim “dây chuyền” dường như không cân sức.
Wall-E
- Đạo diễn: Brad Bird
- Nhân vật: Remy, Linguini
- Năm sản xuất: 2008
Một cỗ máy bị lãng quên gần 700 năm ở Trái đất nảy sinh tình cảm với một cỗ máy hiện đại từ ngoài không gian được con người phái về mảnh đất họ sinh ra. Chính tình yêu lãng mạn và sự hy sinh cho nhau của hai con robot đã thức tỉnh toàn nhân loại đang mất đi mục đích sống.
Wall-E là chú người máy ngây thơ và rất trẻ con, được con người giao nhiệm vụ dọn dẹp rác thải. Bao năm tận tụy làm việc, Wall-E rất cô đơn và mơ ước một ngày kia sẽ gặp được một người mà chú có thể nắm tay như trong đoạn phim tình cảm lãng mạn của con người mà chú vẫn xem. Khác với vẻ ngoài han rỉ, bẩn thỉu và xấu xí của Wall-E, Eve dáng đẹp, nhanh nhẹn, có thể bay và được trang bị súng laser khiến chàng robot “đổ” ngay lập tức.
Wall-E quyết không từ bỏ người mình yêu, đuổi theo Eve vào vũ trụ và bắt đầu một trong những cuộc phiêu lưu mà chú không ngờ tới. Bộ phim rất ít lời thoại và nội dung chủ yếu thể hiện qua hình ảnh nhưng đã đem đến cho người xem những chi tiết không ngờ. Tình yêu lãng mạn của Wall-E không chỉ đánh thức tình cảm của con người trong phim mà còn cả những khán giả đang ngồi trước màn ảnh, đem đến những cảm nhận ngọt ngào như một bản tình ca.
Cars 3
- Đạo diễn: John Lasseter
- Nhân vật: Lightning McQueen
- Năm sản xuất: 2017
Xoay quanh nhân vật chính, câu chuyện của phần ba tập trung vào khoảng lặng trong sự nghiệp đua xe của McQueen khi cậu phải đối mặt với sự xuống dốc và những ngôi sao mới mọc lên. Loạt phim hoạt hình Cars cũng không phải ngoại lệ khi là chuỗi câu chuyện cảm động về tình bạn, về quá trình trưởng thành và về việc từ bỏ đi cái tôi cá nhân để giúp đỡ người khác. Cars 3 thêm lần nữa xoay quanh chủ đề này và hứa hẹn tạo ra một không khí sâu lắng phù hợp với thị hiếu của đông đảo khán giả.
Chưa từ bỏ một cách dễ dàng đam mê tốc độ, McQueen được bạn mới Cruz Ramirez tiếp thêm sức mạnh.
Cars 3 là phim đầu tay của đạo diễn Brian Fee – một tên tuổi không xa lạ trong giới làm phim hoạt hình Hollywood dưới vai trò viết phân cảnh cho WALL·E, Cars…Với câu nói “Đừng sợ thất bại, hãy sợ rằng mình không có cơ hội”, chắc chắn Cars 3 sẽ lại là tác phẩm vừa giải trí vừa nhân văn của đại gia đình Disney Pixar và trở thành ứng viên sáng giá cho giải Oscar Phim hoạt hình hay nhất.
Cars 3 (Vương quốc xe hơi 3) được dẫn dắt bởi bàn tay của đạo diễn Brian Fee cùng sự tham gia lồng tiếng của Owen Wilson gương mặt đã góp phần làm nên thành công của hai phần trước qua vai Lightning McQueen.
Hoàng Anh
like