Instagram là gì?
Instagram là mạng xã hội (Social Network) thuộc Meta Platforms Inc (trước đây là Facebook Platforms Inc), là một công ty truyền thông xã hội có trụ sở chính tại Menlo Park, California, Mỹ.
Về bản chất, Instagram không giống như Facebook hay TikTok, Instagram là mạng xã hội tập trung vào việc chia sẻ hình ảnh (Photo Social Networks), trong khi người dùng vẫn có thể nhắn tin trực tiếo cho nhau (DM), họ chủ yếu trải nghiệm hình ảnh trên nguồn cấp dữ liệu chính (News Feed).
Người dùng Instagram giờ đây cũng có thể trải nghiệm video ngắn thông qua tính năng Reels.
Instagram – Sự hình thành và phát triển
Đêm 6/10/2010, một ứng dụng có tên Instagram được đưa lên App Store, 6 tiếng sau đó, máy chủ start-up này gặp sự cố do lượng truy cập quá lớn.
Trong chưa đầy một tuần, Instagram đã có hơn 100.000 người dùng, trở thành một trong những ứng dụng phát triển nhanh nhất. Đến tháng 12/2010, Instagram cán mốc 1 triệu lượt đăng ký. Vào thời điểm đó, Kevin Systrom, đồng sáng lập Instagram, dự đoán công nghệ “giao tiếp qua hình ảnh” sẽ “cất cánh” trong những năm tới.
Năm 2012, công ty của Kevin Systrom và Mike Krieger được Facebook thâu tóm với giá kỷ lục một tỷ USD. Trong vài năm qua, Instagram đã nhiều lần sao chép tính năng từ các mạng xã hội đối thủ như Snapchat và TikTok để thích nghi với sự thay đổi thói quen của người dùng. Tương tự công ty mẹ Facebook, Instagram cũng phải đối diện với những mặt tối trên nền tảng, từ thông tin sai lệch đến ngôn từ thù hận.
Giờ đây, Instagram, cũng như nhiều mạng xã hội khác, đang tập trung vào các bài đăng ngắn, thử nghiệm video âm nhạc thời lượng khoảng 15 giây và bổ sung thêm tùy chọn để bảo vệ quyền riêng tư.
Những công ty lớn khác trong giới công nghệ, như Google và Apple, đã cố gắng tạo ra mạng xã hội riêng. Snapchat chính thức phát hành vào năm 2011, trong khi Twitter đăng ký trở thành công ty đại chúng vào năm 2013. Tưởng chừng nhiều mạng xã có thể cùng tồn tại, nhưng người dùng chỉ có 24 giờ mỗi ngày và chỉ Facebook thành công trong việc giữ họ ở lại lâu hơn trên nền tảng.
Cuối cùng, Google buộc phải đóng cửa Google Plus, còn dự án phát triển mạng xã hội âm thanh Ping đã bị Apple hoãn vô thời hạn. Twitter có 300 triệu người truy cập hàng tháng, thua xa 2,45 tỷ người dùng Facebook. Trong khi đó, Snapchat tiên phong với tính năng tự động xóa nội dung cuộc trò chuyện được cho là vẫn giữ lượng người dùng nhất định.
Với Facebook, Instagram, WhatsApp và Messenger, công ty của Mark Zuckerberg sở hữu bốn nền tảng mạng xã hội lớn, mỗi nền tảng có hơn 1 tỷ người dùng. Facebook chiếm ưu thế đến mức ngày càng nhiều chính trị gia kêu gọi chia nhỏ công ty. Elizabeth Warren, Thượng Nghị sĩ đảng Dân chủ, đã đề nghị nên tách Instagram riêng khỏi Facebook. Uy tín của Facebook cũng bị ảnh hưởng bởi bê bối Cambridge Analytica, rò rỉ dữ liệu cá nhân của 87 triệu người dùng.
Chặng đường 10 năm phát triển của mạng xã hội Instagram
Sau 10 năm ra đời và phát triển, Instagram hiện đang chiếm được cảm tình của hơn 1 tỷ người dùng hoạt động thường xuyên trên toàn thế giới. Ứng dụng này cũng đã thay đổi hoàn toàn một thập kỷ đó và nó cũng đã thay đổi những thói quen của người sử dụng.
Những bức ảnh này có thể được thêm filter nếu muốn. Những người dùng khác có thể nhận xét hoặc nhấn nút ‘like’ các hình ảnh. Vào thời gian đầu, đó là tất cả những gì Instagram có thể làm. Kể từ 2010, nền tảng này đã phát triển nhanh chóng và đi đầu trong mảng truyền thông xã hội ngày càng trực quan hiện nay.
Vào năm 2012, Facebook đã mua Instagram với giá 1 tỷ USD. Đắt xắt ra miếng, Instagram hiện là một trong những viên ngọc quý có lợi nhuận cao nhất của Facebook.
Instagram đã tích hợp các tính năng mới theo thời gian nhưng lại không phát minh ra tất cả chúng. Instagram Stories, với hơn nửa tỷ người dùng hàng ngày, rõ ràng đã vay mượn Snapchat vào năm 2016. Nó cho phép người dùng đăng nội dung ngắn 10 giây và chúng sẽ biến mất sau 24 giờ.
Ngay từ năm 2011, các blogger chuyên nghiệp về phong cách sống trên khắp Đông Nam Á đã chuyển sang sử dụng Instagram, biến nó thành một thị trường sôi động. Họ đã bán không gian quảng cáo qua chú thích bài đăng và kiếm tiền từ selfie với các sản phẩm được tài trợ. Thương mại bản ngữ như vậy xuất hiện trước khi tính năng Đối tác trả phí của Instagram ra mắt vào cuối năm 2017.
Việc sử dụng hình ảnh như một phương thức giao tiếp chính, trái ngược với các phương thức dựa trên văn bản của thời đại viết blog, đã tạo điều kiện cho sự bùng nổ của những Influencer đầy tham vọng. Điều kiện để trở thành một thương hiệu trực tuyến đã bị hạ xuống đáng kể.
Các finstagram (fake Instagram – Instagram ‘giả tạo’) và các tài khoản phụ mọc lên như nấm, cho phép Influencer có thể tung ra các ảnh hậu trường nhằm thể hiện tính chân thật của chủ tài khoản, nhưng thực chất lại là các bức ảnh được tính toán từ trước.
Khảo sát số lượng người sử dụng nền tảng Instagram
Công cụ quảng cáo của Meta đã công bố con số cho thấy Instagram có 10,35 triệu người dùng tại Việt Nam vào đầu năm 2023. Số liệu được điều chỉnh gần đây của công ty cho thấy phạm vi tiếp cận quảng cáo của Instagram tại Việt Nam tương đương với 10,5% tổng dân số vào đầu năm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Instagram hạn chế chỉ những người từ 13 tuổi trở lên mới được sử dụng nền tảng của mình. Vì vậy, 13,0% đối tượng “đủ điều kiện” ở Việt Nam sử dụng Instagram vào năm 2023.
Ngoài ra, phạm vi tiếp cận quảng cáo của Instagram tại Việt Nam vào đầu năm 2023 tương đương với 13,3% cơ sở người dùng Internet tại địa phương (bất kể độ tuổi). Vào đầu năm 2023, 62,5% đối tượng quảng cáo của Instagram tại Việt Nam là nữ, trong khi 37,5% là nam.
Theo các công cụ lập kế hoạch của Meta, phạm vi tiếp cận quảng cáo tiềm năng của Instagram tại Việt Nam đã giảm 1,3 triệu (-11,2%) từ năm 2022 đến năm 2023. Dữ liệu của công ty cũng tiết lộ rằng quy mô đối tượng quảng cáo của Instagram tại Việt Nam đã giảm 450 nghìn (-4,2%) trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 1 năm 2023.
Quảng cáo trên Instagram ở Việt Nam mang đến cơ hội tiếp cận đối tượng khách hàng trẻ và tính đa dạng trong mục tiêu quảng cáo. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đối mặt với thách thức về giới hạn đối tượng sử dụng và khả năng giảm phạm vi tiếp cận, và cần tìm cách tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo để đạt được hiệu quả tốt nhất trên nền tảng này.
Tỷ lệ tiếp cận Story
Instagram cung cấp nhiều loại nội dung để bạn lựa chọn, trong đó Story và Reels là những lựa chọn phổ biến.
Bất chấp sự sụt giảm trong những năm trước, tỷ lệ tiếp cận Instagram Stories cuối cùng cũng bắt đầu tăng trở lại. Theo nghiên cứu của Riva lQ, các thương hiệu nhỏ hơn có dưới 10 nghìn người theo dõi có tỷ lệ tiếp cận Story tăng đáng kể nhất (35%). Các nhóm khác có mức tăng nhẹ trong khi tỷ lệ tiếp cận đối với các thương hiệu cỡ trung không đổi.
Nền tảng tiềm năng cho các doanh nghiệp
Vào giữa năm 2016, Instagram đã tung ra các tài khoản và công cụ dành riêng cho doanh nghiệp dù hơi muộn màng, cho phép các công ty dễ dàng truy cập vào phân tích back-end.
Tính năng vuốt để chuyển stories trên Instagram được giới thiệu vào đầu năm 2017 giúp mở rộng thêm cơ hội thương mại cho các doanh nghiệp nhờ có thêm không gian quảng cáo cho mỗi bài đăng trên Instagram.
Năm nay, ứng dụng này thông báo Instagram Shops sẽ cho phép các doanh nghiệp bán sản phẩm trực tiếp thông qua một cửa hàng kỹ thuật số. Trước đây, người dùng phải thực hiện việc này qua các đường dẫn đến các website khác.
Những tính năng chính hiện có trên Instagram là gì?
- Post – Đăng bài.
Cũng tương tự tính năng Tweet trên Twitter hay Create Post trên Facebook, đây là tính năng cho phép người dùng tạo mới các bài đăng trên Instagram.
- Hashtag – Gắn thẻ cho bài đăng.
Vào tháng 1 năm 2011, Instagram đã bắt đầu giới thiệu thẻ hashtag, tức ký hiệu bắt đầu bằng dấu # để giúp người dùng khám phá các nội dung trên nền tảng.
- Instagram Explore (Search) – Khám phá.
Vào tháng 6 năm 2012, Instagram đã giới thiệu tính năng “Khám phá”, một tab bên trong ứng dụng giúp hiển thị các hình ảnh phổ biến hoặc những hình ảnh gần nơi người dùng đang sinh sống.
- Instagram Reels – video ngắn.
Là một trong những tính năng HOT nhất của Instagram, Reels là nơi người dùng có thể khám phá các video dặng ngắn cũng như xây dựng các video cho riêng mình.
Vào tháng 12 năm 2013, Instagram chính thức ra mắt tính năng giúp người có thể nhắn tin trực tiếp với nhau thông qua hộp thư cá nhân.
Cũng tương tự Facebook Stories, Instagram Stories là phần mà người dùng có thể đăng các Câu chuyện ngắn của mình, họ cũng có thể chỉnh sửa, thêm hiệu ứng vào hình ảnh trước khi đăng. Stories sẽ tự động biến mất sau 24h kể từ khi đăng.