Sự hình thành và phát triển Linkedln
Nền tảng của LinkedIn cũng tương tự như Facebook: bạn đăng ký tài khoản và xây dựng hồ sơ các nhân bao gồm một bản tóm tắt ngắn gọn hay một đoạn tiểu sử, kinh nghiệm làm việc và bằng cấp học thuật. Tuy nhiên, nếu điều duy nhất bạn làm trên LinkedIn là cập nhật profile thường xuyên và chờ đợi các headhunter tìm đến bạn, có thể bạn đã nhầm. LinkedIn là một kho dữ liệu khổng lồ với hàng “tá” thông tin quan trọng cho các kế hoạch tìm việc của bạn. Hãy thử tưởng tượng bạn vô tình biết đến một dự án đang phát triển trong thành phố và tự hỏi liệu họ có cần người như bạn hay không.
Trước khi có LinkedIn, hẳn bạn sẽ phải gọi điện hay gửi email trực tiếp, hoặc tìm trong danh bạ của mình xem có ai có mối liên hệ với công ty đó không. Tuy nhiên, tất cả những việc này đều tốn khá nhiều thời gian cũng như có hiệu quả không cao. Còn giờ đây, bạn chỉ việc đăng nhập vào LinkedIn và gõ tên công ty đó ra trong mục Search, tất cả những ai trong contact của bạn có liên hệ với công ty đó sẽ lần lượt hiện ra.
LinkedIn là một trong những mạng xã hội đầu tiên trên internet, xuất hiện trước cả một số mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay như Facebook và Twitter. LinkedIn đã xuất hiện vào năm 2002 khi Reid Hoffman nảy ra ý tưởng tìm cách kết nối các chuyên gia từ tất cả các ngành nghề bằng cách sử dụng internet. Từ đó, LinkedIn đã trải qua các giai đoạn phát triển quan trọng và chứng kiến lượng người dùng ngày càng tăng lên theo thời gian:
Giai đoạn năm 2002
Reid Hoffman thành lập LinkedIn từ phòng khách gia đình. Reid trước đây từng là thành viên ban quản trị Google, eBay và PayPal nên đã có tên tuổi và là cái tên được bảo chứng khi đi gọi vốn. Điều này giải thích phần nào sự tích hợp tuyệt vời giữa LinkedIn và Google.
Giai đoạn sơ khai (2003-2004)
LinkedIn ra đời chính xác vào ngày 5/5/2003, cho đến nay được 14 tuổi. LinkedIn là một trong những nền tảng mạng xã hội chính thống lâu đời nhất, hơn cả YouTube, Facebook hay Twitter. Sứ mệnh chính của trang là kết nối các chuyên gia trên toàn thế giới để mang lại thành công và hiệu quả cho họ.
Vào cuối tháng hoạt động đầu tiên, LinkedIn có tổng cộng 4.500 thành viên. Các nhà sáng lập của mạng là Reid Hoffman, Allen Blue, Konstantin Guericke, Eric Ly và Jean-Luc Vailant. “Bộ sậu” đến từ các công ty như EA, Google, Microsoft, PayPal, TiVo và Yahoo.
Giai đoạn mở rộng và phát triển (2005-2008)
Trong năm này, LinkedIn bắt đầu kiếm tiền từ mô hình thuê bao và chuyển đến văn phòng rộng hơn (văn phòng thứ 4 trong 3 năm). Số thành viên tăng lên 4.192.941 vào đầu năm.
LinkedIn mở rộng biên giới ra ngoài nước Mỹ với văn phòng đầu tiên tại Anh, đồng thời mở cả phiên bản tiếng Pháp và Tây Ban Nha cho 33.077.647 thành viên.
Giai đoạn tăng trưởng (2009-2011)
Giữa năm 2009, LinkedIn đã mời Jeff Weiner, một cựu tướng Warner Bros và Yahoo, vào ghế CEO, thay thế nhà sáng lập Reid Hoffman.
Năm 2011 là năm quan trọng với LinkedIn khi mạng tuyển dụng lên sàn chứng khoán New York, thậm chí còn tổ chức một cuộc họp với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Lúc này, LinkedIn có hơn 135 triệu thành viên.
Giai đoạn niêm yết công khai (2011)
Giao diện LinkedIn được thay đổi hoàn toàn do Weiner muốn biến website trở nên đơn giản hơn, kích thích tăng trưởng, trở thành điểm đến hàng ngày của mọi người. Xuyên suốt năm, công ty ra mắt trang cá nhân và chức năng mới. Số lượng thành viên tăng hơn 50 triệu, lên 186.930.823 vào đầu năm 2012.
Mua lại bởi Microsoft (2016)
Mức giá 26,2 tỷ USD tương đương 196 USD cho mỗi cổ phiếu của mạng xã hội nhân sự lớn nhất thế giới, theo Business Insider.
Cổ phiếu của LinkedIn tăng vọt 48% sau thông tin này. Ngược lại, cổ phiếu của Microsoft giảm 5,2%. Thương vụ này dự kiến hoàn thành trong năm nay.
Engadget cho biết, Microsoft dự định tích hợp mạng xã hội này vào các ứng dụng và dịch vụ của họ, bao gồm Office, Skype và Cortana. Người dùng có thể nhận thông tin của một cá nhân họ vừa gặp, hoặc được giới thiệu một chuyên gia cho dự án họ đang thực hiện trên Office 365.
LinkedIn có gì?
Một trang LinkedIn thông thường sẽ bao gồm các tiện ích sau:
- Home (trang chủ): Tương tự như trang newsfeed của các mạng xã hội hiện nay, trang chủ của LinkedIn hiển thị mặc định ở chính giữa giao diện, hiển thị bài đăng của cá nhân hoặc trang bạn theo dõi.
- Profile (hồ sơ cá nhân): là trang thông tin giới thiệu cá nhân, bạn cung cấp các thông tin cơ bản về tuổi tác, nghề nghiệp, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, thế mạnh cá nhân…
- My Network: giống với danh sách bạn bè trên các trang mạng xã hội khác, my network gồm danh sách các bạn bè, chuyên gia… bạn đang kết nối.
- Jobs (nghề nghiệp): nơi hiển thị tất cả các thông tin tuyển dụng được đăng trên LinkedIn mỗi ngày liên quan đến lĩnh vực bạn đang quan tâm, bạn có thể cài đặt email để LinkedIn gửi thông báo về việc làm mới qua email mỗi ngày.
- Thanh tìm kiếm: cho phép bạn tìm kiếm các nội dung quan tâm dựa theo các thẻ như: Jobs (Nghề nghiệp), Companies (Công ty), School (Trường học), Group (Nhóm)…
- Notifications (Thông báo): đây là tính năng nhắc nhở giống như các mạng xã hội khác giúp bạn biết được thông tin cập nhật về các trang hoặc cá nhân bạn đang theo dõi, thông báo về bài đăng của bạn, thông tin tuyển dụng bạn đang theo dõi…
- Tin nhắn: nơi hiển thị các tin nhắn trao đổi trực tiếp giữa bạn với bạn bè hoặc nhà tuyển dụng. Thông thường, nếu bạn hoặc người bên kia chưa kết nối với nhau, tin nhắn sẽ nằm ở mục chờ đồng ý, sau khi bạn phản hồi hoặc chấp nhận, hai bên có thể nhắn tin cho nhau trực tiếp và nhận được thông báo khi đối phương nhắn tin.
Tích hợp AI trong các tính năng của Linkedln – 2023
LinkedIn, mạng xã hội nghề nghiệp hàng đầu thế giới, vừa qua đã đạt được cột mốc 930 triệu người dùng trên toàn cầu, tăng thêm 30 triệu trong quý đầu tiên của năm 2023. Trong năm 2023, nền tảng này cũng vừa chính thức tham gia “cuộc đua A.I” bằng việc ra mắt thêm nhiều tính năng nâng cao trải nghiệm người dùng trên nền tảng.
Đồng thời, LinkedIn cũng đã cho biết về “mức độ tương tác kỷ lục” với số lần sử dụng tăng 15% trong giai đoạn gần đây. Điều này cho thấy người dùng đang quan tâm và thường xuyên sử dụng mạng xã hội nghề nghiệp này.
Tự động tạo JD, viết mô tả hồ sơ cho người dùng – Tích hợp AI
Với mục tiêu đem đến trải nghiệm người dùng tốt hơn, LinkedIn đang liên tục cập nhật và mở rộng các tính năng của mình. Mạng xã hội này đã tích hợp trí tuệ nhân tạo vào việc tạo JD và mô tả hồ sơ cá nhân của người dùng. Ngoài ra, LinkedIn cũng đang phát triển các công cụ để giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và ứng tuyển vào các công việc phù hợp. Điều này giúp tăng khả năng tiếp cận các cơ hội việc làm và giảm thời gian tìm kiếm việc làm cho người dùng.
JD được viết tắt là Job Description. JD là bản mô tả công việc, trình bày chi tiết về nhiệm vụ, trách nhiệm, kỹ năng, kinh nghiệm, các yêu cầu khác cũng như quyền lợi, phúc lợi để ứng viên hình dung ra công việc, vị trí ứng tuyển. JD thường được sử dụng trong quá trình tuyển dụng để mô tả vị trí công việc và thu hút ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc.
Tìm công việc thông qua chatbox AI
Khi sử dụng LinkedIn Premium, người dùng có thể tận dụng tính năng tìm việc thông qua công cụ trò chuyện có tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) của nền tảng. Thay vì phải mất thời gian lọc qua từng chức danh công việc, địa điểm, yêu cầu kỹ năng, và nhiều yếu tố khác, người dùng chỉ cần gõ một câu lệnh đơn giản như: ‘Find digital marketing jobs in San Francisco that pay more than $100,000’ (tạm dịch: Hãy tìm những công việc digital marketing tại San Francisco với mức lương hơn 100,000 USD).
Các tính năng chính của LinkedIn
Hồ sơ cá nhân: Bạn hãy tạo 1 hồ sơ để cung cấp thông tin về bản thân, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và thành tích của bạn.
Kết nối: Bạn có thể kết nối với những người bạn quen biết, những người có cùng lĩnh vực hoặc mục tiêu nghề nghiệp, hay những người có thể giúp bạn phát triển sự nghiệp.
Tìm kiếm việc làm: Bạn có thể tìm kiếm các vị trí tuyển dụng phù hợp với năng lực và mong muốn của mình. Bạn cũng có thể xem những thông tin về công ty, mức lương, hay những yêu cầu của nhà tuyển dụng và nộp đơn ứng tuyển trực tiếp trên LinkedIn, hoặc liên hệ với nhà tuyển dụng qua tin nhắn.
Bài viết: Bạn có thể chia sẻ bài viết chuyên môn, kinh nghiệm làm việc hoặc các chủ đề khác.
Tính năng “Stories”
Người đứng đầu các sản phẩm nội dung Pete Davies tiết lộ đang thử nghiệm tính năng này trong một bài đăng trên LinkedIn vào ngày 27 tháng 2. Tính năng này sẽ được thử nghiệm với các thành viên “trong vài tháng tới”.
Năm 2018, LinkedIn đã thử nghiệm một tính năng tương tự nhắm vào sinh viên đại học ở Mỹ có tên là “Tiếng nói của sinh viên”. Tính năng này cho phép sinh viên đăng các video ngắn lên danh sách phát của trường, những video này sẽ xuất hiện trên đầu bảng tin và sẽ biến mất sau một tuần.
Tin tức đã được lan truyền trong cộng đồng doanh nghiệp. Nhiều người dùng LinkedIn bày tỏ sự phấn khích về khả năng đăng cập nhật nhanh với tính năng “stories”, nhưng một số người đặt câu hỏi liệu nó có phù hợp với mục đích chính của LinkedIn là kết nối những chuyên gia trong cộng đồng hay không.
LinkedIn Premium
Bạn sẽ có quyền truy cập vào các công cụ tìm kiếm chuyên sâu và mạnh mẽ hơn. Điều này rất hữu ích cho những người đang tìm kiếm việc làm hoặc muốn mở rộng mạng lưới liên hệ.
Bằng cách tận dụng các bộ lọc tìm kiếm nâng cao, bạn có thể tìm thấy những người phù hợp với nhu cầu công việc của mình nhanh chóng và dễ dàng. Ví dụ, nếu bạn đang tìm kiếm một ứng viên cho một vị trí cụ thể, bạn có thể lọc theo khu vực địa lý, ngành nghề, kỹ năng và nhiều yếu tố khác để tìm ra những ứng viên tiềm năng nhất.
Hoàng Anh
like